Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Chứng nhận sản phẩm


Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (viết tắt là chứng nhận hợp chuẩn) là việc chứng nhận sản phẩm trong đó chuẩn mực sử dụng để chứng nhận là các tiêu chuẩn được xây dựng trên nguyên tắc đồng thuận, bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc gia. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là hoạt động mang tính tự nguyện. Tuy nhiên đây là một biện pháp quan trọng giúp nâng cao lòng tin của khách hàng và các bên liên quan vào chất lượng, tính an toàn, độ tin cậy hay tác động tới môi trường của sản phẩm.

Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật 
Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (viết tắt là chứng nhận hợp quy) là việc chứng nhận sản phẩm trong đó chuẩn mực sử dụng để chứng nhận là các quy chuẩn kỹ thuật bao gồm quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn địa phương. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Quá trình chứng nhận sản phẩm phù hợp  
Để thực hiện việc chứng nhận sản phẩm phù hợp, các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá chứng nhận theo các quy tắc, thủ tục do tổ chức chứng nhận quy định trên cơ sở các quy định của quốc tế và quốc gia. Ở Việt Nam, hiện nay việc đánh giá chứng nhận sản phẩm có thể được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Lợi ích của việc chứng nhận sản phẩm phù hợp

  • Việc sử dụng dịch vụ chứng nhận sản phẩm của một tổ chức chứng nhận có năng lực sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp, cụ thể là:
  • Tăng lòng tin của khách hàng và các bên liên quan vào sản phẩm cung ứng;
  • Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm;
  • Nâng cao khả năng cạnh trạnh của sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế thông qua hoạt động thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật ;
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí thử nghiệm, bảo hành,…;
  • Sử dụng kết quả chứng nhận sản phẩm phù hợp trong công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
  • Nhận được nhiều giá trị gia tăng sau mỗi lần đánh giá, nâng cao hiệu quả quản lý, trao đổi thông tin;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét