Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Chứng nhận hợp quy cát, đá dăm – 0905.527.089

– Chứng nhận hợp quy (Chứng nhận phù hợp với quy chuẩn) là “ việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng “ (trích điều 7 khoản 3 – Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (Khoản 1 điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD).
Chứng nhận hợp quy cát, đá dăm là bắt buộc đối với các đối tượng:
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước
– Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu
* Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD:
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
* Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:
– Giai đoạn 1: Xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm chứng nhận hợp quy
+ VIETCERT lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ để tiến hành đánh giá chứng nhận
– Giai đoạn 2: Đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện tại cơ sở
+ Đánh giá sơ bộ điều kiện chứng nhận tại sơ sở
+ Tư vấn khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng nhận của cơ sở
– Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận
+ Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm (đối với phương thức 5)
+ Lấy mẫu thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm (với Phương thức 7) và VIETCERT Đánh giá kết quả thử nghiệm và điều kiện sản xuất thực tế hoặc hồ sơ lô hàng để ra chứng nhận hợp quy.
– Giai đoạn 4: Công bố hợp quy
Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
———————————————————————
VietCert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
SDT – 0905.527.089

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN – 0905727089

  1. Hồ sơ đề nghị cấp phép
  2. a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
  3. b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  4. c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón). Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
  5. d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  1. e) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);
  2. g) Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);
  3. h) Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
  4. i) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);
  5. k) Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ);
  6. Trình tự cấp phép
  7. a) Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
  8. b) Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm c Khoản này;
  9. c) Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ Mr Linh: 0905.727.089

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG – 0905527089

VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING – Đơn vị chứng nhận hợp quy sản phẩm Vật liệu xây dựng (bao gồm 10 nhóm sản phẩm thuộc QCVN 16;2014/BXD) theo cấp phép của Bộ Xây dựng (Quyết định cấp phép số 1394/QĐ-BXD ngày 07/12/2015). Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. Hotline: 0905.539.099
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Tổ chức VietCERT – Viện năng suất chất lượng Deming, chúng tôi sẽ mang đến sự hài lòng trên mong đợi cho các bạn với các lĩnh vực:
1.Đối với lĩnh vực thuộc quản lý Bộ Khoa học công nghệ, Vietcert có thực hiện chứng nhận hợp chuẩn hợp qui tất cả các sản phẩm (sản xuất trong nước và nhập khẩu): Điện điện tử, đồ chơi trẻ em, thép, vlxd, chứng nhận ISO 9001, 14001, 22000, HACCP……(Làm thủ tục thông quan và kiểm tra nhà nước đối với hàng nhập khẩu).
  1. Đối với lĩnh vực thuộc quản lý Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông, Vietcert chứng nhận: Hợp quy sản phẩm phân bónthức ăn chăn nuôithuốc bảo vệ thực vậtchứng nhận VietGAP trồng trọt, chứng nhận VietGAP chăn nuôi …
  2. Đối với lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ y tế, Vietcert có thực hiện chứng nhận: Hợp quy tất cả các sản phẩm thực phẩm có ban hành Quy chuẩn Việt Nam.
  3. Đối với lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ công thương, Vietcert có thực hiện chứng nhận: Hợp quy phân vô cơ.
  4. Đối với lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ xây dựng, Vietcert có liên kết chứng nhận: Hợp quy các sản phẩm vật liệu xây dựng theo thông tư 15 phù hợp QCVN 16:2014/BXD.
  5. Đào tạo và chứng nhận chuyên gia đánh giá chứng nhận hệ thống, sản phẩm theo thông tư 38.Trân trọng cám ơn.
    Best regards,
    ———————————————————————
    VietCert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
    Mr. Linh – 0905527089

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

TCVN 7456: 2004, Kính xây dựng - Kính cốt lưới thép

Bộ khoa học công nghệ ban hành tiêu chuẩn TCVN 7456: 2004 quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính cốt lưới thép vân hoa và kính cốt lưới thép trơn, dùng trong xây dựng. Nội dung chính của tiêu chuẩn như sau:

TCVN 7456:2004

KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH CỐT LƯỚI THÉP

Glass in building - Wired glass



Lời nói đầu

TCVN 7456:2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC160 Thủy tinh trong xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.



KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH CỐT LƯỚI THÉP

Glass in building - Wired glass

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính cốt lưới thép vân hoa và kính cốt lưới thép trơn, dùng trong xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7219:2002 Kính tấm xây dựng - Phương pháp thử.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1. Kính cốt lưới thép vân hoa (figured wire glass)

Kính tấm có lưới thép đan đặt ở giữa tấm kính trong quá trình sản xuất, một mặt có vân hoa và một mặt trơn.

3.2. Kính cốt lưới thép trơn (polished wire glass)

Kính tấm có lưới thép đan đặt ở giữa tấm kính trong quá trình sản xuất, có hai mặt bóng song song.

3.3. Khuyết tật ngoại quan (visual faults)

Những khuyết tật có thể nhận thấy khi kiểm tra bằng mắt thường, bao gồm khuyết tật dạng điểm, khuyết tật dạng vạch, khuyết tật dạng cầu, khuyết tật vân hoa và khuyết tật của lưới thép.

3.5. Khuyết tật dạng điểm (spot faults)

Những điểm đục do kết tinh, bọt khí và vật lạ nằm bên trong kính.

3.6. Khuyết tật dạng cầu (quasi-spherical spot faults)

Những khuyết tật dạng điểm mà kích thước lớn nhất nhỏ hơn 2 lần kích thước nhỏ nhất (Hình 1).



a ≤ 2b

Hình 1 - Ví dụ về khuyết tật dạng cầu

3.7. Khuyết tật dạng điểm kéo dài (elongated spot faults)

Những khuyết tật dạng điểm mà kích thước lớn nhất lớn hơn 2 lần kích thước nhỏ nhất.

3.8. Khuyết tật dạng vạch (linear/extended faults)

Những khuyết tật nằm bên trong hay trên bề mặt kính dưới dạng vết đốm mờ hay vết vạch xước ở dạng một vùng kéo dài.

3.9. Khuyết tật vân hoa (faults of figures)

Sai lệch của vân hoa thủy tinh so với thiết kế ban đầu dưới dạng vạch thẳng hoặc kéo dài nằm trên bề mặt kính.

3.10. Sai lệch vân hoa (deviation of figures)

Sai lệch (X) của vân hoa so với mẫu thiết kế.

3.11. Sai lệch lưới thép (deviation of the wire)

Sai lệch (Y) của lưới thép theo chiều dài hay góc, so với mẫu thiết kế.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Thép sợi làm cốt thép

Đường kính sợi thép phải lớn hơn 0,42 mm đối với thép thường và lớn hơn 0,3 mm đối với thép đặc biệt. Trong trường hợp đặc biệt, lưới thép được phủ một lớp bảo vệ.

Lưới thép được đan ô vuông với kích thước lỗ là 12,5 mm x 12,5 mm hoặc 25 mm x 25 mm, hoặc mắt cáo với kích thước lỗ là 20 mm x 20 mm hoặc 25 mm x 25 mm.

4.2. Sai lệch cho phép về kích thước cho phép

4.2.1. Sai lệch chiều dày

Chiều dày của tấm kính (hình vuông hay hình chữ nhật) được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Sai lệch chiều dày của tấm kính

Đơn vị tính bằng milimét

Loại kính cốt lưới thép


Chiều dày danh nghĩa


Sai lệch cho phép, không lớn hơn

dạng vân hoa


6

7

8

10


± 0,6

± 0,7

± 0,8

dạng trơn


6

10


+ 1,4

± 0,9

4.2.2. Sai lệch cho phép về chiều dài, chiều rộng

Sai lệch chiều dài a (chiều kéo hoặc cán của kính) và chiều rộng b so với kích thước danh nghĩa không lớn hơn ± 4 mm (Hình 2).

Hình 2 - Mô tả sai lệch chiều dài và chiều rộng tấm kính

4.3. Sai lệch vân hoa

Biến dạng vân hoa cho phép (X) không vượt quá 12 mm/m kính (Hình 3).





Hình hoa văn bị lệch


Hình hoa văn bị lượn sóng


Hình hoa văn bị cong

Hình 3 - Ví dụ mô tả sai lệch vân hoa thủy tinh

4.4. Sai lệch lưới thép

Biến dạng cho phép của lưới thép (Y), không vượt quá 15 mm/m kính (Hình 4).

CHÚ THÍCH:

1) Biến dạng của từng mắt lưới thép không tính đến;

2) Lưới thép không xuyên qua bề mặt của kính được chấp nhận;

3) Sự đứt gãy của lưới thép được chấp nhận khi không nhận thấy qua kiểm tra bằng mắt thường.





Lưới thép bị lệch


Lưới thép bị lượn sóng


Lưới thép bị cong

Hình 4 - Ví dụ mô tả khuyết tật của lưới thép

4.5. Độ cong vênh của kính cốt lưới thép quy định ở Bảng 2.

Bảng 2 - Độ cong vênh của kính cốt lưới thép

Loại kính cốt lưới thép


Mức, %, không lớn hơn

dạng vân hoa

dạng trơn


1,0

0,5

4.6. Khuyết tật ngoại quan

Khuyết tật nhìn thấy được của kính lưới thép được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Khuyết tật ngoại quan cho phép

Loại kính


Dạng khuyết tật


Giới hạn cho phép

Kích thước lớn nhất của khuyết tật, mm


Mức

Kính cốt lưới thép dạng vân hoa


Khuyết tật dạng cầu


≤ 2 mm

> 2 mm đến ≤ 5 mm

> 5 mm


Không hạn chế

Chấp nhận 2 khuyết tật/m2

Không chấp nhận

Khuyết tật dạng điểm kéo dài có chiều rộng ≤ 2 mm


Chiều dài ≤ 4 mm

Chiều dài > 4 mm đến ≤ 25 mm

Chiều dài > 25mm


Không hạn chế

Chấp nhận nếu tổng chiều dài của khuyết tật ≤ 100 mm/m2

Không chấp nhận

Khuyết tật dạng điểm kéo dài có chiều rộng > 2 mm


Chiều dài ≤ 8 mm

Chiều dài > 8 mm


Chấp nhận 2 khuyết tật/m2

Không chấp nhận

Khuyết tật dạng vạch


Cho phép trung bình 1 khuyết tật / 400 m2 kính

Kính cốt lưới thép dạng trơn


Khuyết tật dạng cầu tiếp xúc với lưới thép hoặc cách lưới thép < 2 mm


≤ 2 mm

> 2 mm đến ≤ 4mm

> 4 mm


Không hạn chế

Chấp nhận 0,5 khuyết tật/m2

Không chấp nhận

Khuyết tật dạng điểm cách lưới thép > 2mm


≤ 1 mm

> 1 mm đến ≤ 4mm

> 4 mm


Không hạn chế

Chấp nhận 0,5 khuyết tật/m2

Không chấp nhận

Khuyết tật dạng điểm kéo dài có chiều rộng ≤ 1 mm


1 mm - 5 mm

> 5 mm đến ≤ 10 mm

> 10 mm đến ≤ 15 mm

> 15 mm


Chấp nhận ≤ 10 khuyết tật/m2

Chấp nhận ≤ 3 khuyết tật/m2

Chấp nhận ≤ 2 khuyết tật/m2

Không chấp nhận

5. Phương pháp thử

5.1. Kiểm tra kích thước, độ cong vênh, khuyết tật ngoại quan, độ xuyên quang

Kiểm tra chiều dày, chiều dài, chiều rộng, độ cong vênh, khuyết tật ngoại quan của kính cốt lưới thép theo TCVN 7219:2002.

5.2. Kiểm tra khuyết tật vân hoa và khuyết tật lưới thép

Khuyết tật của vân hoa và lưới thép được kiểm tra bằng hệ thống đèn giới thiệu trong TCVN 7219:2002. Dùng thước lá thép có độ chính xác tới 0,1 mm, đo các sai lệch X hoặc Y theo Hình 3 và Hình 4. Ghi lại:

- mức độ biến dạng X hoặc Y, chính xác đến 0,1 mm;

- độ vuông góc của lưới;

- nhận xét mức độ lượn sóng, cong của lưới thép;

- nhận xét mức độ lưới thép xuyên qua bề mặt kính;

- nhận xét sợi thép bị đứt gãy hay không.

5.3. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:

- Tên và loại kính;

- Tên cơ sở sản xuất;

- Các kết quả kiểm tra và thử nghiệm theo tiêu chuẩn này;

- Các thông tin khác có liên quan đến quá trình kiểm tra, thử nghiệm;

- Người tiến hành kiểm tra thử nghiệm;

- Ngày tháng và nơi kiểm tra thử nghiệm.

6. Ký hiệu quy ước

Kính cốt lưới thép được kí hiệu với các thông số theo thứ tự như sau:

- Tên kính;

- Chiều dày danh nghĩa;

- Chiều dài và chiều rộng;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này.

VÍ DỤ: Kính cốt lưới thép hoa dâu sử dụng cho công trình xây dựng dày 10 mm, dài 3,3m, rộng 1,98m, lưới mắt vuông được ký hiệu như sau:

Kính cốt lưới thép hoa dâu 10 mm, 3 300 mm x 1 980 mm, lưới mắt vuông, TCVN 7456:2004

7. Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

7.1. Đóng gói

Kính được đóng gói trong các kiện chuyên dùng theo cùng loại và kích thước, có sử dụng các vật liệu đệm lót mềm, giảm chấn, đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng kính.

Trên các kiện kính phải có dấu hiệu cảnh báo đề phòng dễ vỡ.

7.2. Ghi nhãn

Trên mỗi kiện kính phải có ghi nhãn với những nội dung như sau

- Tên cơ sở sản xuất;

- Ký hiệu quy ước (theo điều 6);

- Số lượng tấm kính hoặc số mét vuông trong một kiện kính hoặc trên một đơn vị bao gói;

- Ngày tháng sản xuất.

7.3. Bảo quản

Kính phải được bảo quản trong kho khô ráo. Các kiện kính phải được xếp ngay ngắn theo đúng loại trên giá đỡ, nghiêng một góc 10o - 15o theo chiều thẳng đứng.

7.4. Vận chuyển

Các kiện kính được vận chuyển bằng mọi phương tiện chuyên dụng, có gông chèn chặt, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN 7456: 2004

TCVN 7527: 2005, Kính xây dựng - Kính cán vân hoa

Bộ khoa học công nghệ ban hành tiêu chuẩn TCVN 7527: 2005  áp dụng cho kính vân hoa sản xuất theo phương pháp cán với kích thước danh nghĩa của nhà sản xuất, dùng cho xây dựng. Nội dung chính của tiêu chuẩn như sau:



TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7527 : 2005

KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH CÁN VÂN HOA

Glass in building - Rolling patterned glass

Lời nói đầu

TCVN 7527 : 2005 do Ban kỹ thuật TCVN/TC160 Thủy tinh trong xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng - VIGLACERA, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.



KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH CÁN VÂN HOA

Glass in building - Rolling patterned glass

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kính vân hoa sản xuất theo phương pháp cán với kích thước danh nghĩa của nhà sản xuất, dùng cho xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7219 : 2002 Kính tấm xây dựng - Kính nổi - Phương pháp thử.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1. Kính cán vân hoa (rolling patterned glass)

Kính được sản xuất theo công nghệ cán tạo vân hoa trên một bề mặt.

3.2. Kích thước (sizes)

3.2.1. Kích thước danh nghĩa (nominal sizes)

Kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều dày của tấm kính theo thiết kế của nhà sản xuất.

3.2.2. Hướng kéo (direction of draw)

Hướng chuyển động của băng kính trên dây chuyền sản xuất và vuông góc với trục cán, (xem Hình 1).

3.2.3. Chiều dài, L (length, L)

Số đo của cạnh tấm kính theo hướng kéo.

3.2.4. Chiều rộng, B (width, B)

Số đo của cạnh tấm kính theo chiều vuông góc với hướng kéo (theo Hình 1).

Hình 1 - Mô tả chiều dài (L), chiều rộng (B) và hướng kéo kính

3.3. Khuyết tật ngoại quan (visible defects)

3.3.1. Các khuyết tật thủy tinh (glass faults)

Các khuyết tật trên bề mặt hoặc trong thủy tinh có thể nhận thấy bằng mắt thường.

3.3.2. Sai lệch vân hoa (patterned deviation)

Sự sai lệch vân hoa của kính như lệch, lượn sóng và biến dạng so với thiết kế. Sai lệch của vân hoa được tính theo độ lệch X (xem Hình 2) và độ biến dạng P (xem 5.5.2).

Hình 2 - Mô tả các dạng sai lệch vân hoa

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Kích thước và sai lệch kích thước

4.1.1. Chiều dày danh nghĩa và sai lệch cho phép

Chiều dày danh nghĩa và sai lệch chiều dày cho phép được qui định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Chiều dày danh nghĩa và sai lệch chiều dày cho phép

Đơn vị tính bằng mm

Chiều dày danh nghĩa


Sai lệch cho phép

3


± 0,3

4


± 0,35

5


± 0,4

6


± 0,5

8


± 0,8

10


± 1,0

4.1.2. Chiều dài, chiều rộng danh nghĩa và sai lệch cho phép

Theo chiều dày danh nghĩa, sai lệch kích thước chiều dài và chiều rộng cho phép (xem Hình 3) qui định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Sai lệch kích thước chiều dài và chiều rộng cho phép theo chiều dày danh nghĩa

Đơn vị tính bằng mm

Chiều dài danh nghĩa từ 2100 đến 4500

Chiều rộng danh nghĩa từ 1200 đến 2520


Sai lệch cho phép, t

Chiều dày danh nghĩa


Mức

3


± 3

4

5

6

8


± 4

10

Hình 3 - Mô tả chiều dài, chiều rộng và sai lệch tấm kính

4.2. Độ cong vênh

Độ cong vênh của tấm kính không lớn hơn 0,3 %.

4.3. Vết lồi và lõm cạnh

Vết lồi và lõm cạnh của cạnh tấm kính cho phép không lớn hơn 3 mm.

4.4. Khuyết tật ngoại quan

Các khuyết tật ngoại quan cho phép được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Khuyết tật ngoại quan cho phép

Dạng khuyết tật


Giới hạn cho phép

Kích thước lớn nhất của khuyết tật, mm


Mức

Khuyết tật điểm (kết tinh, dị vật, lắng cặn trên và trong thủy tinh)


≤ 2,0

> 2,0 đến ≤ 5,0

> 5,0


Không hạn chế

Chấp nhận 2 khuyết tật/m2

Không chấp nhận

Bọt khí (đo theo chiều lớn nhất, chiều còn lại không vượt quá 2,0 mm)


≤ 2,0

> 2,0 đến < 20,0

≥ 20,0 đến ≤ 30,0

> 30,0


Không hạn chế

Chấp nhận 10 khuyết tật/m2

Chấp nhận 5 khuyết tật/m2

Không chấp nhận

Khuyết tật đường (vết đốm mờ, vạch, xước…)


rộng ≤ 2,0; dài ≤ 4,0

rộng ≤ 2,0; dài > 4,0
đến ≤ 25,0

rộng ≤ 2,0; dài > 25,0


Không hạn chế

Chấp nhận nếu tổng chiều dài của khuyết tật < 100 mm/m2

Không chấp nhận

Vết lỗi trục cán (đo theo chiều lớn nhất, chiều còn lại không vượt quá 5,0 mm)


< 5,0

≥ 5,0 đến ≤ 20,0

> 20,0

rộng ≤ 1,0; dài ≤ 100


Không hạn chế

Chấp nhận 6 khuyết tật/m2

Không chấp nhận

Chấp nhận 6 khuyết tật/m2

Vết lỗi quá nhiệt


-


Không chấp nhận

Vết nứt, vết dao cắt


-


Không chấp nhận

Sai lệch vân hoa


độ lệch X > 12 mm/m

độ biến dạng P > 10 %


Không chấp nhận

Không chấp nhận

5. Phương pháp thử

5.1. Đo chiều dài và chiều rộng

5.1.1. Dụng cụ đo: Thước đo chiều dài có thang chia đến mm, thước góc 900.

5.1.2. Cách đo: Sử dụng thước góc 900 để vẽ và đo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật lớn nhất trong diện tích tấm kính mẫu và xác định sai lệch (t) như mô tả trên Hình 3.

5.2. Đo chiều dày

5.2.1. Dụng cụ đo: Panme đầu đo có dạng hình đĩa đường kính (50 ± 5) mm, chính xác đến 0,01 mm.

5.2.2. Cách đo: Dùng panme đo tại điểm giữa các cạnh của tấm kính, cách mép kính khoảng 50 mm. Chiều dày của tấm kính là giá trị trung bình của các lần đo.

5.3. Xác định độ cong vênh, kích thước vết lồi lõm của tấm kính: theo TCVN 7219 : 2002.

5.4. Xác định các khuyết tật ngoại quan

5.4.1. Dụng cụ:

- Thước có độ chính xác đến 0,1 mm;

- Giá đỡ để giữ tấm kính theo chiều thẳng đứng;

- Phông màu ghi đục.

5.4.2. Cách tiến hành

Tấm kính được dựng đứng trên giá đỡ cách phông 3 m, điểm quan sát cách phía trước tấm kính 1,5 m trong điều kiện ánh sáng khuyếch tán (xem Hình 4). Các khuyết tật nhìn thấy được đánh dấu, sau đó được đo bằng thước.

Hình 4 - Mô tả cách bố trí mẫu

5.5. Xác định sai lệch vân hoa

5.5.1. Xác định độ lệch vân hoa

Khi mẫu vân hoa có dạng lưới nhỏ, độ lệch của vân hoa được xác định bằng tỷ số giữa giá trị lệch X đo được (Hình 2) và toàn bộ chiều dài của khuyết tật lệch.

5.5.2. Xác định độ biến dạng vân hoa

Khi mẫu vân hoa không phải là dạng lưới nhỏ, độ biến dạng vân hoa P (Hình 2), được xác định theo công thức sau:

P =  x 100

Trong đó:

P là độ biến dạng vân hoa, tính bằng %;

h là kích thước thực tế của vân hoa đo được theo chiều lớn nhất của mẫu, tính bằng mm;

h0 là kích thước thiết kế của mẫu vân hoa theo chiều đã đo, tính bằng mm.

5.6. Báo cáo kết quả

Kết quả kiểm tra ngoại quan tấm kính được ghi trên báo cáo thử nghiệm với đầy đủ các thông tin sau:

- tên và loại kính;

- tên cơ sở sản xuất;

- các kết quả kiểm tra ngoại quan theo tiêu chuẩn này;

- các thông tin khác có liên quan đến quá trình kiểm tra;

- người tiến hành kiểm tra;

- ngày tháng và nơi kiểm tra;

- viện dẫn tiêu chuẩn này.

6. Ký hiệu quy ước

Kính cán vân hoa phù hợp tiêu chuẩn này có ký hiệu quy ước đảm bảo các thông tin theo trình tự sau:

- tên sản phẩm;

- màu kính;

- chiều dày;

- kích thước dài và rộng;

- ký hiệu tiêu chuẩn này.

VÍ DỤ: Kính cán vân hoa, không màu, loại hoa văn trang trí: "HOA DÂU", dày 5 mm, dài 2,4 m, rộng 2,0 m có ký hiệu qui ước như sau:

Kính cán HOA DÂU, không màu

5 mm, 2400 mm x 2000 mm

TCVN 7527 : 2005

7. Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

7.1. Đóng gói

Kính cán vân hoa được đóng gói trong các kiện chuyên dùng theo từng loại và kích thước, có sử dụng các vật liệu đệm lót, giảm chấn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Trên các kiện phải có dấu hiệu cảnh báo đề phòng dễ vỡ.

7.2. Ghi nhãn

Trên mỗi kiện kính cán phải có nhãn ghi các nội dung sau:

- tên cơ sở sản xuất;

- ký hiệu quy ước như điều 6;

- số lượng tấm kính hoặc số mét vuông (khối lượng) trong một kiện hoặc trên một đơn vị bao gói;

- ngày, tháng, năm sản xuất.

7.3. Bảo quản

Kính cán vân hoa phải được bảo quản ở nơi khô ráo. Các kiện sản phẩm được xếp ngay ngắn theo đúng loại trên giá đỡ và nghiêng một góc 100 - 150 theo chiều thẳng đứng.

7.4. Vận chuyển

Các kiện kính cán vân hoa được vận chuyển bằng mọi phương tiện có gông chèn chặt, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.


Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN 7527: 2005